Độ mặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, thủy sản và các vi sinh vật sống trong nước. Chính vì thế chúng ta sẽ cần phải thường xuyên đo độ mặn để có phương án xử lý hoặc khắc phục kịp thời. Bài viết “Cách Đo Độ Mặn Của Nước Chính Xác và Dễ Dàng Với Bất Kỳ Ai” của Cattools sẽ giúp bạn không bị mất quá nhiều thời gian vào việc đo độ mặn của nước mà vẫn đảm bảo sự chính xác cao nhất!
Nội Dung Chính
Độ mặn là gì?
Theo như Wikipedia, độ mặn được định nghĩa như sau:
Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity – độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước. Trong hải dương học, người ta sử dụng độ muối (salinity) để đặc trưng cho độ khoáng của nước biển, nó được hiểu như tổng lượng tính bằng gam của tất cả các chất khoáng rắn hòa tan có trong 1 kg nước biển.
Vì tổng nồng độ các ion chính (11 ion, bao gồm: Na+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, NH4+, Cl–, SO42-, HCO3–, CO32-, NO2–, NO3–) chiếm tới 99,99% tổng lượng các chất khoáng hoà tan nên có thể coi độ muối nước biển chính bằng giá trị này. Điều đó cũng có nghĩa là đối với nước biển khơi, độ muối có thể được tính toán thông qua nồng độ của một ion chính bất kỳ.
Độ mặn là lượng muối hòa tan trong nước (xem độ mặn của đất). Thường được đo bằng (lưu ý rằng đây là không có kỹ thuật về mặt kỹ thuật).
Tại sao cần phải đo độ mặn của nước?
Độ mặn là một yếu tố quan trọng trong việc xác định nhiều khía cạnh của hóa học của nước tự nhiên và các quá trình sinh học bên trong nó, và là một biến trạng thái nhiệt động lực, cùng với nhiệt độ và áp suất, chi phối các đặc tính vật lý như mật độ và khả năng nhiệt của nước. Do vậy, việc đo lường và kiểm soát chỉ số này là điều cần thiết để đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn về môi trường sống cho các sinh vật đó, đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho chúng.
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tới nồng độ oxy hòa tan trong nước, độ mặn càng cao thì khả năng hòa tan của oxy càng giảm và ngược lại. Nếu nước quá mặn có thể dẫn đến tình trạng thiếu do oxy do nồng độ oxy hòa tan thấp, gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp, sức khỏe và sự sống của các hệ sinh vật trong đó.
Tiêu chuẩn độ mặn trong nước
Một số tiêu chí đánh giá độ mặn của nước bạn có thể tham khảo:
- Nước ngọt: 0.01 – 0.5 ppt (các sông hồ, hồ chứa)
- Nước ngọt nhạt: 0.01 – 0.2 ppt
- Nước ngọt lợ: 0.2 – 0.5 ppt
- Nước lợ: 0.5 – 30 ppt (các hồ, biển nội địa, cửa sông)
- Nước lợ nhạt: 0.5 – 4 ppt
- Nước lợ vừa: 4 – 18 ppt
- Nước lợ mặn: 18 – 30 ppt
- Nước mặn: trên 30 ppt
- Nước biển: 30 – 40 ppt (Đại dương, biển, biển nội địa, vịnh vũng, cửa sông)
- Nước quá mặn: 40 – 300 ppt (một số hồ, vịnh, vũng)
Nếu nguồn nước có độ mặn cao hơn mức cho phép, bạn cần thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp, kịp thời để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, môi trường sinh trưởng phát triển của các loài động vật, thực vật và thủy sản.
Cách đo độ mặn của nước chính xác và dễ dàng với bất kỳ ai
Có 4 cách để đo độ mặn của nước chính xác thường được nhiều người sử dụng nhất
Cách 1: Đo độ mặn bằng khúc xạ kế
Cách đo độ mặn của nước đơn giản, người ta thường sử dụng khúc xạ kế cầm tay. Đây là một phương pháp xác định độ mặn trong nước được ứng dụng phổ biến nhất nhờ sự tiện lợi, nhanh chóng và tính chính xác cao. Các khúc xạ kế đo độ mặn là thiết bị quang năng, sử dụng ứng dụng của các tính chất về quang học để xác định được độ mặn.
Độ mặn của nước sẽ phụ thuốc vào lượng các muối hòa tan trong đó, các muối này có thể tác động gây phản xạ, tán xạ ánh sáng. Nồng độ, lượng muối sẽ quyết định mức độ tác động với ánh sáng. Bằng việc đo lường sự tác động đó, các khúc xạ kế có thể tính toán và xác định được độ mặn của nước.
Chỉ số này được tính bằng tổng hàm lượng muối tan trong một kg nước. Giữa độ mặn và hàm lượng ion Cl- trong nước biển có sự tương quan mật thiết. Vì vậy, nếu xác định được độ chlor (‰) thì có thể tính được độ mặn (‰) của nước.
Công thức tính độ mặn của nước biển được tóm gọn như sau:
Độ mặn (‰) = hàm lượng ion Cl-(g/l) x 1,84.
(Chỉ số 1.84 chính là hệ số thực nghiệm trung bình của các phép đo)

Ưu điểm:
- Hỗ trợ phạm vi đo rộng.
- Không sử dụng nguồn năng lượng như pin hay điện.
- Độ chính xác cao, độ bền và thời gian sử dụng dài.
- Hỗ trợ bù nhiệt độ tự động và hiệu chuẩn thủ công hay tự động.
- Cách sử dụng đơn giản.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn tỷ trọng kế.
Cách 2: Đo độ mặn bằng tỷ trọng kế
Tỷ trọng kế bằng thủy tinh:
- Chỉ cần cho tỷ trọng kế vào nước cần kiểm tra, sau đó người dùng đọc kết quả đo trên vạch đo của ống.
- Nếu tỷ trọng kế càng chìm sâu trong nước thì độ mặn càng thấp và ngược lại.

Ưu điểm: Dễ đọc kết quả, độ chính xác tương đối cao và kích thước nhỏ gọn.
Nhược điểm: Dễ bị vỡ, giá thành tương đối cao.
Tỷ trọng kế cầm tay bằng nhựa:
- Đây là loại tỷ trọng kế phổ biến nhất được sử dụng để đo độ mặn cho các bể cá hay hồ nuôi cá nước mặn.
- Đổ đầy nước cần kiểm tra vào tỷ trọng kế và sau đó đặt nó trên một bề mặt bằng phẳng. Kim bên trong sẽ tăng lên theo độ mặn của nước. Chính chiếc kim chuyển động này đã đặt tên cho tỷ trọng kế cánh tay đòn.

Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ kiểm tra độ mặn.
Nhược điểm: Kích thước lớn.
Cách 3: Sử dụng bút đo độ mặn
- Nếu người dùng muốn sử dụng các thiết bị điện tử thay vì cơ học hay quang học thì bút đo độ mặn là thiết bị bạn nên lựa chọn.
- Bút đo có kích thước nhỏ gọn, phạm vi độ mặn cao và hiển thị kết quả trên màn hình LCD.
- Phạm vi đo độ mặn có thể lên đến 70.000ppt, hiển thị đơn vị đo ppt, PSU hoặc trọng lượng riêng cùng với nhiệt độ.
- Cơ chế bù nhiệt độ tự động (ATC) và khả năng hiệu chỉnh thủ công / tự động.
- Đây là cách đo độ mặn của nước thường sử dụng để kiểm tra nhanh cho các ao, hồ nuôi thủy sản hay các bể cá nước mặn.

Ưu điểm:
- Đo độ mặn với độ chính xác cao, thời gian đo nhanh.
- Hỗ trợ nhiều đơn vị đo.
Nhược điểm:
- Thường xuyên hiệu chuẩn.
- Mức giá tương đối cao.
Cách 4: Sử dụng máy đo độ mặn kỹ thuật số
- Máy đo khúc xạ kỹ thuật số hoạt động trên nguyên tắc giống như các mô hình cơ học, nhưng chính xác hơn. Máy đo khúc xạ kỹ thuật số cũng có thể cung cấp các kết quả đọc đơn vị đo độ mặn thực tế tiêu chuẩn mới hơn (PSU) cũng như PPT và SG.
- Bạn chỉ cần cho một mẫu thử nghiệm vào thiết bị và nó sẽ hiển thị ngay giá trị độ mặn. Loại máy đo này có độ chính xác cao.

Ưu điểm:
- Độ chính xác rất cao.
- Thời gian đo nhanh.
- Hỗ trợ nhiều đơn vị đo độ mặn.
Nhược điểm:
- Cách sử dụng và vận hành hơi phức tạp.
- Chi phí cao nhất trong danh sách các loại thiết bị đo độ mặn trong danh sách này.